Tuy nhiên, vì một lý do nào đó người lao động lại không thường xuyên báo cáo sự cố suýt bị, giá trị của các thông tin có được trở nên ít tin cậy và thậm chí có những lỗ hổng lớn trong quá trình thu thập dữ liệu, thông tin.
Dưới đây là 8 lý do khiến các sự cố suýt bị không được báo cáo:
1. Sự tự mãn: Người lao động cảm thấy thoải mái với cách mà mọi chuyện diễn ra và sẵn lòng tham gia với điều kiện không có hoặc có ít trở ngại bởi vì họ cho rằng nhận thức nó dễ hơn là khắc phục. Họ có thể thậm chí biết rằng có rủi ro tai nạn hoặc hư hỏng thiết bị có liên quan đến một sự sắp đặt hoặc quy trình cụ thể, nhưng họ lại phát triển một thái độ là “điều đó sẽ không xảy ra với tôi” hoặc “đó không phải là vấn đề của tôi”
2. Họ lo ngại về sự trách phạt, phàn nàn hoặc kỷ luật: Người lao động có thể sợ hãi hoặc lo ngại về việc bị phạt vì một sự cố suýt bị, đặc biệt nếu họ từng chứng kiến điều này đã xảy ra với một sự cố suýt bị xảy ra trong quá khứ. Hoặc là, họ có thể đã nhìn thấy một đồng nghiệp nào đó bị đối xử tệ sau khi bị tai nạn khi đang làm việc.
3. Quy trình báo cáo phức tạp: Nếu quy trình báo cáo sự cố suýt bị phức tạp, mất quá nhiều thời gian hoặc làm người lao động bối rối thì họ sẽ ngần ngại trong việc báo cáo.
4. Áp lực từ đồng nghiệp khác: Các đồng nghiệp khác có thể nhìn nhận việc báo cáo sự cố suýt bị từ nhiều góc nhìn khác nhau. Họ có thể nhìn nhận vấn đề này từ góc nhìn của một “anh hùng – hero” hoặc “chẳng có gì cả – zero”. Nếu một ai đó báo cáo sự cố suýt bị được đồng nghiệp khác xem là đang cố gắng lấy lòng cấp trên hoặc thể hiện mình và việc báo cáo là để phục vụ cho việc này, anh ấy/cô ấy có thể sẽ không muốn báo cáo nữa, đặc biệt là nếu sự cố suýt bị xảy đến với một người được đề cập trong báo cáo của anh âý
5. Lo ngại về danh tiếng/sự bối rối: Người lao động thường cho rằng việc báo cáo sự cố suýt bị xảy ra với họ sẽ làm cho họ có vẻ trở nên dễ bị tai nạn, đặc biệt nếu các đồng nghiệp khác không báo cáo sự cố suýt bị của chính họ. Cấp quản lý nếu có thể cho anh ấy/cô ấy xem bảng thành tích an toàn cá nhân và so sánh với các đồng nghiệp khác. Ngoài ra, một vài ngành công nghiệp có chính sách tôn vinh những cá nhân nỗ lực làm tốt hơn đồng thời cho những cá nhân không muốn thực hiện điều này.
6. Không muốn công việc bị gián đoạn: Ai cũng có những hạn chót cho công việc của mình hoặc dự án phải hoàn thành. Báo cáo sự cố suýt bị ít nhất sẽ phải dừng công việc để hoàn thành báo cáo và thậm chí có thể mất thêm vài giờ làm việc.
7. Tránh rườm rà và quan liêu: Bên cạnh lẽ thường tình là rất nhiều người không thích viết hết trang này đến trang khác, một vài công ty có thể yêu cầu nhân viên phát biểu hoặc nói về sự cố suýt bị tại các buổi họp hoặc đưa ra quan điểm trong một ủy ban nào đó. Nếu người lao động cho rằng việc viết báo cáo sự cố suýt bị sẽ dẫn đến nhiều giờ họp, công việc giấy tờ bất tận thì họ sẽ ngay lập tức chọn cách không báo cáo
8. Thiếu sự động viên, phản hồi: Nếu một nhân viên báo cáo sự cố suýt bị và chẳng bao giờ nhận được bất kỳ sự phản hồi hoặc thông tin về việc khắc phục sự cố, hoặc họ cũng chẳng bao giờ nhận được sự động viên, khen thưởng về việc báo cáo. Nếu điều này xảy ra nhân viên này sẽ không tiếp tục báo cáo sự cố suýt bị trong tương lai.
Theo Thelinear